5 nhóm chỉ tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2019-2020

0
6964

Bùi Quang Huy

Trưởng phòng HCQT

Trường CĐSP Điện Biên quyết tâm hoàn thành 5 nhóm chỉ tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019-2020 theo Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT này 08/8/2019 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục; Chỉ đạo của UBND Tỉnh và kế hoạch, hướng dẫn của Sở GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020.

Trong năm học 2019-2020, Nhà trường sẽ quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT; tiếp tục đổi mới công tác quản lý; kiện toàn cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý; nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng và NCKH; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chính xác, công bằng, khách quan kết quả công tác của mỗi đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ; chất lượng công việc của mỗi cá nhân theo vị trí việc làm. Tập thể cán bộ viên chức và sinh viên đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020 với 5 nhóm chỉ tiêu lớn.

Thứ nhất: Chỉ tiêu công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và thi đua- khen thưởng

-100% CBVC có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, không có CBVC vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Trên 90% SV đạt kết quả rèn luyện từ khá trở lên, trong đó có ít nhất 75% xếp loại tốt và xuất sắc; không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy; không mắc các tệ nạn xã hội. Phấn đấu có ít nhất 60 CBVC và SV được tham gia học lớp nhận thức về Đảng, kết nạp 12 đến 15 Đảng viên mới.

– 100% CBVC đạt danh hiệu LĐTT trong đó ít nhất 12% LĐTT được công nhận CSTĐ các cấp. 100% đơn vị trực thuộc đạt tập thể LĐTT, trong đó ít nhất 05 đơn vị được công nhận Tập thể LĐXS; ít nhất 60% số lớp được công nhận tập thể HSSV tiên tiến. Nhà trường phấn đấu được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Thứ hai: Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng và NCKH

– Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng được giao.

– 100% giảng viên hoàn thành chương trình giảng dạy được phân công, thực hiện đúng Quy chế đào tạo; có hồ sơ chuyên môn đạt yêu cầu trở lên, không vi phạm các quy định về chuyên môn; giảng viên xếp loại giảng dạy khá, giỏi từ 80% trở lên.

– Có 98% sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đủ điều kiện được học tiếp, trong đó 40% sinh viên có kết quả học tập đạt khá, giỏi; có 96% sinh viên cuối khóa được công nhận tốt nghiệp, trong đó 50% sinh viên xếp hạng tốt nghiệp đạt khá, giỏi.

– 100% giảng viên hoàn thành định mức NCKH được giao; 100% số đề tài NCKH nghiệm thu đúng tiến độ; Có ít nhất 80 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; 35 bài viết đăng trên các kỷ yếu Hội thảo trong nước và quốc tế; Tổ chức 01 Hội thảo cấp trường.

Thứ ba: Về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBVC

– Cử ít nhất 03 giảng viên đi học sau đại học; thực hiện đủ các chỉ tiêu về bồi dưỡng LLCT, kiến thức QPAN; cử đủ CBVC tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

– Có trên 95% giảng viên đảm bảo các tiêu chí theo quy định của chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên trường cao đẳng sư phạm.

– 100% CBVC được công nhận hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Thứ tư: Về tài chính và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

– Quản lý thu, chi tài chính đúng quy định của pháp luật; hoàn thành 100% kế hoạch ngân sách được giao. Quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí, CSVC, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng, tu sửa, mua sắm CSVC đầu tư công giai đoạn 2020-2025 sát thực.

– Đáp ứng 100% nhu cầu ở nội trú của SV, đảm bảo các điều kiện ăn, ở sinh hoạt, ANTT, đảm bảo vệ sinh môi trường, không để xảy ra vụ việc nghiêm trọng gây mất ANTT, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm.

– Đáp ứng đủ giáo trình tài liệu theo chuyên ngành đào tạo. Hoàn thành cập nhật giáo trình, tài liệu vào phần mềm Quản lý Thư viện trong năm 2019.

Thứ năm: Về công tác Đảng, Đoàn thể và một số nhiệm vụ khác

– Đảng bộ nhà trường được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; CĐCS được công nhận “CĐCS vững mạnh xuất sắc”; Đoàn trường được công nhận “Cơ sở đoàn vững mạnh”.

– 100% CBVC và SV tham gia, hưởng ứng các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT, từ thiện xã hội do cơ quan, đơn vị và các cấp chính quyền, đoàn thể tổ chức trong năm học.

– Hoàn thành các nội dung công việc đặt ra trong năm học theo Kế hoạch giúp đỡ xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2017-2020.

– Nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; cơ quan đạt chuẩn Văn hóa cấp Thành phố.

Để hoàn thành các chỉ tiêu nêu trên, Nhà trường cần kiên trì thực hiện 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

  1. Tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị và lối sống lành mạnh trong CBVC và SV, củng cố và duy trì mối đoàn kết nhất trí trong nhà trường.

– Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho CBVC và SV; chú trọng giáo dục ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không ngừng nâng cao cảnh giác, phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”,”bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, đặc biệt là tình hình biển đảo và các vấn đề chính trị của thế giới; tích cực phòng, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

– Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong Nhà trường.

– Xây dựng nếp sống văn minh, tác phong làm việc khoa học, trách nhiệm, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Xử lý nghiêm, kịp thời các hiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế của Ngành và các quy định của Trường.

– Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy định nội bộ để tăng cường công tác quản trị Nhà trường; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong từng đơn vị, giữa các đơn vị với nhau; giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

– Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học, các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong CBVC và SV. Tiếp tục tuyên truyền về mục tiêu đào tạo, định hướng phát triển của trường rộng rãi trong CBVC, SV và ngoài xã hội.

– Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý và đánh giá rèn luyện của SV. Tăng cường quản lý SV nội trú, ngoại trú. Tổ chức học tập chính trị, tuần giáo dục công dân đầu năm học nghiêm túc. Tổ chức giáo dục ngoại khóa các chuyên đề: Đạo đức, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật, môi trường, dân số, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS. Tiếp tục tổ chức đa dạng các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho SV.

– Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, hướng phong trào thi đua vào các hoạt động cụ thể và người lao động trực tiếp.

– Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin trên trang TTĐT của trường. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Nhà trường.

  1. Thực hiện tốt công tác đào tạo, công tác khảo thí và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng của trường; mở rộng các loại hình bồi dưỡng, tăng cường liên kết đào tạo, bồi dưỡng.

– Thực hiện đúng các quy chế của Bộ GD&ĐT; quy định của Trường về công tác đào tạo và công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng.

– Xây dựng kế hoạch và phương án tuyển sinh, quảng bá sâu rộng về ngành nghề đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng. Rà soát và khắc phục những hạn chế tồn tại để đảm bảo chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo.

– Hoàn thành kế hoạch giảng dạy, học tập cho từng khóa học, năm học, học kỳ; tổ chức dạy học, kiểm tra, thanh tra nghiêm túc các khâu của quá trình đào tạo để có kết quả đào tạo thực chất.

– Tăng cường công tác kiểm tra nề nếp, việc thực hiện các quy định quy chế chuyên môn của giảng viên định kì và đột xuất để chấn chỉnh kịp thời yếu kém, sai phạm.

– Tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Triển khai nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới; rà soát, bổ sung và xây dựng các chuyên đề bổ sung chương trình đào tạo đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới và những đổi mới của giáo dục mầm non, phổ thông hiện nay.

– Tăng cường hoạt động thực hành nghề nghiệp, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thực hành, thực tập cho SV. Chú trọng rèn kỹ năng và thực tập nghề nghiệp, gắn quá trình đào tạo với thực tế đổi mới ở trường phổ thông, mầm non và các cơ sở nghề nghiệp. Tiếp tục cải tiến công tác tổ chức thi nhằm nâng cao chất lượng đánh giá trình độ sinh viên theo chuẩn quy định.

 – Xây dựng, kế hoạch rà soát, đánh giá, chỉnh sửa chương trình đào tạo theo quy trình, quy định của Bộ.

– Rà soát, bổ sung văn bản quản lý nhà trường theo góp ý của Hội đồng Đánh giá ngoài; xây dựng, triển khai kế hoạch khắc phục những tiêu chí chưa đạt hoặc đạt nhưng còn tồn tại sau đánh giá ngoài.

– Khảo sát, đề xuất xây dựng các chương trình bồi dưỡng CBQL, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS. Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBVC, nhất là giáo viên các cấp của Tỉnh để mở rộng các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng trong Nhà trường.

– Thực hiện tốt việc quản lý kết quả học; chứng nhận kết quả học tập, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên, học viên; thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ và bảo mật hồ sơ, dữ liệu và công tác báo cáo theo quy định của Nhà nước; cập nhật, cung cấp các thông tin về đào tạo và khảo thí trên trang Web của Nhà trường.

– Thực hiện “Ba công khai” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; khảo sát SV ra trường năm 2019 có việc làm và mức độ đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp; lấy ý kiến SV tốt nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng giảng dạy và chất lượng phục vụ của trường.

– Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo.

  1. Nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và quan hệ quốc tế

– Lập kế hoạch NCKH, định hướng công tác NCKH sát với yêu cầu thực tiễn phát triển của nhà trường, của ngành giáo dục.

– Tổ chức, chỉ đạo, quản lý tốt tiến độ thực hiện NCKH của giảng viên, quản lý tốt các kết quả NCKH. Rà soát, chỉnh sửa quy định quản lý hoạt động khoa học trong Nhà trường.

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học. Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia viết bài đăng trong tạp chí và hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế.

– Ưu tiên biên soạn và nghiệm thu giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong hoạt động khoa học công nghệ.

– Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo lưu sinh viên Lào.

  1. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBVC, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

– Tham mưu từng bước tinh gọn bộ máy; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBVC.

– Thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái CBVC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô phát triển của từng đơn vị; xác định vị trí việc làm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý.

– Tăng cường công tác quản lý CBVC theo phân cấp của UBND tỉnh. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho CBVC và SV.

– Tăng cường kiểm tra công vụ trong nhà trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với công tác tổ chức cán bộ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và các quy định của Trường.

  1. Thực hiện tốt công tác tài chính và kế toán; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của nhà trường; tăng cường CSVC đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

– Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn theo đúng Luật ngân sách và các văn bản dưới luật hiện hành. Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu quy định.

– Xây dựng lại Quy chế quản lý tài sản công trên cơ sở Luật Quản lý tài sản công năm 2017 và các văn bản dưới luật về quản lý tài sản công có hiệu lực nhằm tăng cường đầu tư, quản lý tài sản công đáp ứng hiệu quả công tác đào tạo.

– Tăng cường đầu tư trang thiết bị, tài liệu giáo trình phục vụ đào tạo. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, tu sửa, điều chuyển, kiểm kê, thanh lý tài sản theo quy định.

– Xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo ANTT, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh trong cơ quan, đơn vị.

  1. Thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện sinh viên

– Rà soát, đánh giá, điều chỉnh hướng dẫn thực hiện các quy định, quy trình quản lý SV. Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý và đánh giá rèn luyện SV; quản lý SV nội trú, ngoại trú.

– Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của SV để có biện pháp và kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng thích hợp. Tổ chức sinh hoạt chính trị, tuần giáo dục công dân đầu năm học cho sinh viên.

– Tổ chức giáo dục ngoại khóa các chuyên đề: Đạo đức, pháp luật, mỹ học, văn hóa, nghệ thuật, môi trường, dân số, an toàn giao thông, phòng chống các tai, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy và HIV/AIDS; cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng sống, kỹ năng khởi nghiệp cho SV.

– Tham gia và tổ chức các hội thi; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT; hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa; xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

– Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn cho SV.

  1. Thực hiện tốt công tác thanh tra và pháp chế, các quy định Pháp luật về giáo dục trong Nhà trường

– Tổ chức đầy đủ các đợt thanh tra về việc thực hiện về giáo dục trong nhà trường.

– Thanh tra tốt việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc thực hiện quy chế đào tạo, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; quản lý tài chính, tài sản; công tác tổ chức cán bộ và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục.

– Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức tốt việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBVC và SV. Thực hiện phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật.

  1. Phát huy tốt vai trò các đoàn thể, hội trong trường để thực hiện nhiệm vụ năm học

– Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, hội của Nhà trường đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trường đối với các tổ chức chính trị, xã hội.

– Phát huy vai trò, chức năng của các đoàn thể, hội và tạo điều kiện để các đoàn viên, hội viên phấn đấu, rèn luyện góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

– Khuyến khích đoàn thể, hội tìm tòi, đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động; tăng cường phối hợp với các đơn vị của Nhà trường.

– Tăng cường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể, hội hoạt động, góp phần xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh.

  1. Thực hiện hiệu quả, thực chất công tác Thi đua – Khen thưởng, tạo phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

– Tiếp tục kiện toàn về công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ trong Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Nhà trường. Kịp thời nắm bắt các quy định, kế hoạch, các đợt thi đua, khen thưởng của cấp trên.

– Triển khai đăng kí thi đua; xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động và thực hiện các phong trào thi đua trong CBVC và SV.

– Xây dựng các nội dung, tiêu chí thi đua rõ ràng, phù hợp, gắn đánh giá kết quả thi đua với đánh giá, xếp loại viên chức. Chú trọng thi đua chào mừng các ngày lễ lớn; các đợt thi đua chuyên đề. Tổ chức bình xét hoặc đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích kịp thời, đúng quy định.

Chúng tôi tin rằng với sự quan tâm của Sở GD&ĐT, của các cấp, các ngành của Tỉnh; tập thể CBVC và SV sẽ phát huy truyền thống đoàn kết, vượt khó, phấn đấu công tác, học tập sáng tạo đặng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020./.

BÌNH LUẬN