Giới thiệu sách tháng 9

0
704

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự đối lập thiện và ác. Hình thái ý thức xã hội này tồn tại song song cùng với những hình thái ý thức xã hội khác như pháp luật, tôn giáo, khoa học…trong đó mỗi một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng của mình. Đặc trưng của đạo đức là ở chỗ, nó phản ánh tồn tại xã hội bằng các quy tắc, chuẩn mực về lối ứng xử giữa con người với các thành viên trong xã hội và xã hội nói chung liên quan đến lợi ích của con người, cộng đồng, xã hội.

Thư viện trường CĐSP Điện Biên xin được giới thiệu đến quý Thầy, Cô và các em sinh viên nhà trường cuốn sách: Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học.

Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp; khổ sách  17x 24cm do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm;  xuất bản năm 2018.

Nội dung cuốn sách được chia là 2 phần:

Phần thứ nhất: Một số vấn đề cơ bản về đạo đức, đạo đức học. Được chia làm 2 chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về đạo đức.

Chương 2: Đạo đức học là một khoa học.

Phần thứ hai: Phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học. Được chia làm 6 chương:

Chương 1: Đối tượng và nhiệm vụ của phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học.

Chương 2: Vị trí, mục tiêu, đặc điểm môn đạo đức.

Chương 3: Nội dung môn đạo đức.

Chương 4: Phương pháp và phương tiện dạy học môn đạo đức.

Chương 5: Hình thức tổ chức dạy học môn đạo đức.

Chương 6: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn đạo đức.

Nội dung cuốn: Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học. Nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học mà việc hình thành nhân cách được thực hiện qua hoạt động và giao tiếp. Hoạt động, giao tiếp càng đa dạng, phong phú thì việc giáo dục càng có hiệu quả. Kết quả quan trọng nhất của dạy học môn đạo đức là những hành vi và thói quen đạo đức tương ứng được hình thành ở học sinh.

Tác giả: Nguyễn Thị Hương

BÌNH LUẬN