Trong thời gian qua, một trong những vấn đề được các thế lực thù địch chĩa mũi nhọn nhiều nhất trên các trang mạng xã hội là công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Đây là kiểu “đến hẹn lại lên” của các phần tử cơ hội chính trị nhằm phủ nhận quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng và trong đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nói chung.
Theo thống kê, trong giai đoạn Đảng ta chuẩn bị tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ XIII có khoảng 36% các thông tin sai trái, thù địch liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta[1].Họ cho rằng tham nhũng là căn bệnh nan y, kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền, do đóĐảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái. Từ đó, các thế lực thù địch ra sức bài xích chế độ một đảng của Việt Nam, lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải đi theo con đường đa đảng, tam quyền phân lập để kiểm soát quyền lực.Họcố tình xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Theo họ, đó chỉ là những cách Đảng “che mắt thế gian theo kiểu đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh mình, mình đánh ta”, hay “chỉ dám đánh con tôm, con tép thôi”[2]… Có ý kiến còn cho rằng việc Đảng và Nhà nước nhiều lần phát động đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực chất chỉ là “trò đánh trống khua chiêng nhằm che mắt thế gian”, thực chất là “đấu đá nội bộ” hay “thanh trừng phe phái”[2]… Đây là những luận điệu nhằm gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Đặc biệt, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5 thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thì ngay lập tức trên một số diễn đàn mạng xã hội, các phần tử phản động đã đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin tiêu cực, suy diễn chủ trương của Đảng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Họ cho rằng: Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chứng tỏ công tác chống tham nhũng ở Việt Nam làkhông hiệu quả, không có chuyển biến. Một số đối tượng thì đặt ra những câu hỏi như: “thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh có giúp xóa được tham nhũng?”, “việc trao quyền cho Bí thư tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải chăng là sai lầm khi tập trung quyền lực quá nhiều cho Bí thư tỉnh?”… Có đối tượng còn cho rằng chính quyền sinh ra tham nhũng rồi lại thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thực sự chỉ đểlàm khổ người dân. Đây rõ ràng là những luận điệu suy diễn, xuyên tạc vô căn cứ nhằm bôi nhọ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc chủ trương, quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.Những luận điệu đó nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của dân tavào sự lãnh đạo của Đảng; kích động xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của một bộ phận cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng không vững vàng, có tâm lý bất mãn. Do đó, cần tỉnh táo nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để có suy nghĩ và hành động đúng, không để các thế lực này lợi dụng lôi kéo chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp (khoá XI, XII, XIII), Đảng ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực, lãng phí.(Nguồn: TTXVN)
Có thể thấy rằng,tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, tham nhũng luôn song hành cùng quyền lực, tồn tại ở mọi chế độ xã hội với những biểu hiện và mức độ khác nhau, tùy thuộc bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.Do đó, không thể cố tình xuyên tạc, bóp méo rằng tham nhũng chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một Đảng duy nhất lãnh đạo như Việt Nam. Trong 3 nhiệm kì liên tiếp (khóa XI, XII, XIII) Đảng ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực, lãng phí; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.Để cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng ban hành cả hệ thống các văn bản pháp luật để tạo sự đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Nhà nước cũng ban hành Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhận được sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, vừa có tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Với việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xem như là “cánh tay nối dài của Trung ương” nhằm giải quyết một cách kịp thời những vấn đề còn bức xúc trong dân, những vấn đề còn tồn đọng, tiêu cực, tham nhũng ở địa phương. Đồng thời, giúp cho công tác đấu tranh chống tham nhũng liền mạch, chặt chẽ, thống nhất theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương.Nếu người đứng đầu các địa phương thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì công tác này sẽ đi vào thực chất, làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin trong nhân dân.
Từ những phân tích, đánh giá kể trêncho chúng ta thấy rõ rằng: Những luận điệu suy diễn, xuyên tạc trong phòng, chống tham nhũng của các thế lực thù địch thực chất là nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín vàphủ nhận quyết tâm, nỗ lực chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mỗi chúng ta cần nâng cao cách giác, hiểu sự việc đa chiều có căn cứ, luôn giữ vững trách nhiệm, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không để các thế lực phản động lôi kéo vào mục đích chống phá của chúng nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Phùng Kim Lân (2020), “Cảnh giác trước những chiêu bài chống phá trước thềm Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 12
[2] Võ Văn Hải: “Những luận điệu lạc lõng của RSF”, Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Cục Tuyên huấn, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Tác giả: Đàm Mai Thương