VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VỚI TRẺ MẦM NON

0
4671

Bài: Phạm Thị Thu Phương

Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “học mà chơi, chơi mà học” vì vậy, trò chơi có vai trò vô cùng lớn đối với đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian là một trong những loại trò chơi yêu thích của trẻ. Khi chơi, trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu được hoạt động trí tuệ. Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ mầm non làm quen môi trường xung quanh chính là thực hiện việc thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ đồng thời cung cấp, củng cố kiến thức, tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong các hoạt động, rèn luyện, phát triển các kĩ năng nhận thức, các kĩ năng xã hội và tạo cơ hội cho trẻ phát triển các ý tưởng sáng tạo và đặc biệt là khám phá thế giới rộng lớn xung quanh.

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn.

Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn.

Khái niệm trò chơi dân gian

Là một trong những giá trị trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị tinh thần được xuất phát từ lịch sử, từ lao động, từ văn hóa, đời sống của chúng ta. Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992 có viết rằng: Trò có nghĩa là một hình thức mua vui, bày ra trước mắt chúng ta, chơi có nghĩa là các hoạt động của lúc con người chúng ta nhàn rỗi. Trò chơi nghĩa là những hoạt động của con người mang tính chất giải trí mua vui làm quên đi những mệt mỏi, những lo toan của cuộc sống. Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tác lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian của mỗi dân tộc.

Trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hoá dân gian dành cho trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này qua đời khác nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách nhẹ nhàng và tinh tế.

Đặc điểm của trò chơi dân gian trẻ em

– Trò chơi dân gian trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.

– Trò chơi dân gian trẻ em đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập. Ở bất cứ đâu, trong gia đình, lớp học hay ngoài ngõ xóm… đều có thể tổ chức các trò chơi phù hợp.

– Vật liệu để chơi trò chơi dân gian trẻ em cũng rất đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm ngay trong thiên nhiên.

– Trò chơi dân gian trẻ em không chỉ mang tính học tập mà nó còn mang tính vận động. Với những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái.

– Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam hầu hết đều gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi

– Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non có thể tổ chức rất linh hoạt, trẻ có thể chơi một mình hoặc số đông trẻ cùng tham gia chơi.

Việc tạo ra những tình huống chơi hấp dẫn mang tính có vấn đề là cách đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Khi sử dụng theo cách này cần lưu ý:

Yêu cầu: Sử dụng tình huống chơi hấp dẫn mang tính vấn đề cần đảm bảo được các yêu cầu sau: Các tình huống tạo ra phải phù hợp với vốn kinh nghiệm sống, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để trẻ có thể tự mình giải quyết được các tình huống. Tình huống đặt ra phải giải quyết các nhiệm vụ chơi các trò chơi dân gian. Để thu hút sự chú ý và gây hứng thú ở trẻ, giáo viên có thể đưa ra các tình huống sao cho trẻ chú ý theo dõi, tự đặt câu hỏi, tự giải đáp những thắc mắc nảy sinh, yêu cầu trẻ phải tập trung cao độ để lĩnh hội các sự kiện, sự vật đó. Chính sự chú ý đó làm cho nhận thức của trẻ trở nên tích cực: trẻ phải tiến hành hàng loạt các thao tác như: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ của trò chơi đã đặt ra.

Cách tiến hành: Trong quá trình tổ chức các trò chơi dân gian, giáo viên có thể chủ động tạo ra các tình huống chơi có sức hấp dẫn với trẻ như: làm phức tạp dần các tình huống chơi, nâng cao yêu cầu của trò chơi, nâng cao mức độ khó của nhiệm vụ, luật chơi và hành động chơi, đặt câu hỏi hoặc đưa trẻ vào các hoạt động tìm kiếm đơn giản, đưa thêm các dấu hiệu bổ sung hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện bắt buộc trẻ phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề. Tình huống chơi thường được tiến hành vào đầu giờ học hay trước mỗi phần của hoạt động, trò chơi nhằm mục đích cung cấp, hình thành các biểu tượng mới, rèn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết. Tuỳ vào từng nhiệm vụ các tình huống có vấn đề được sử dụng khác nhau. Các tình huống có vấn đề được tạo ra ẩn dưới các thủ thuật của biện pháp trò chơi (thời điểm bất ngờ, tìm kiếm, thi đua). Tuy nhiên khi sử dụng các tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề cần phải chú ý đến mức độ nhận thức của trẻ để đưa ra các tình huống từ dễ đến khó phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

Ví dụ: Trò chơi “Đố lá”, cô tạo tình huống “Hái thuốc chữa bệnh”, trẻ trong vai thầy thuốc đi tìm lá thuốc chữa bệnh, mỗi trẻ phải tìm đủ từ 4 tới 7 loại lá khác nhau kết hợp lại mới chữa khỏi bệnh được. Trò chơi “Thả diều”, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề bằng cách bày các nguyên vật liệu: Cây que, dây dù, giấy, hồ dán, kéo… cho trẻ nói suy nghĩ của mình khi trả lời các câu hỏi: Những nguyên vật liệu này dùng để làm gì? Để làm được diều cần có những vật liệu gì? Có bao nhiêu loại? Các tình huống đưa ra phải bất ngờ, mới lạ làm cho trẻ chú ý và mong muốn tìm cách giải quyết. Giáo viên không đưa ra cách giải quyết cụ thể, không làm hộ trẻ mà tạo điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết vào các tình huống mới. Giáo viên cần động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra.

Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước… Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam. Không đòi hỏi dụng cụ, những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vẫn vô cùng thu hút với trẻ nhỏ bởi sự thú vị, rộn ràng và đặc biệt là có thể chơi cả khi ít và nhiều bạn như trò chơi “Chi chi chành chành”. Chúng ta không phủ nhận những lợi ích từ công nghệ 4.0 song nếu chúng ta phụ thuộc vào nó quá nhiều sẽ biến con người thành cỗ máy và đã là máy móc thì sẽ không có cảm xúc, không có tình cảm giữa con người với con người. Với trẻ con việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trẻ sẽ bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử, trong đó có nhiều trò chơi bạo lực gây những hậu quả về sức khỏe, tinh thần. Ngồi chơi game và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt, phần lớn trẻ bị cận thị hoặc loạn thị rất sớm do mắt ít được điều tiết cũng như đôi mắt ít được nghỉ ngơi. Hậu quả ngồi chơi lâu không vận động làm cho trẻ dễ bị dị tật như lệch vai,cong vẹo cột sống, gù lưng và kể cả béo phì , cơ thể phát triển mất cân đối…

Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức đậm nét về quê hương làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếng ve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là những hình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua ti vi, iPad, điện thoại…Chính vì vậy chúng ta nên luôn tạo cơ hội và chơi cùng trẻ các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển toàn diện.

BÌNH LUẬN