Giảng viên khoa GDMN tham gia Hội nghị và tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

0
10

Tin và ảnh: Tạ Thị Huyền

Thực hiện theo công văn số 1372/ SGDĐT ngày 20/11/2024 của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về việc cử giảng viên tham dự Hội nghị và tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Từ ngày 25/11/2024 đến ngày 27/11/2024 trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên cử 02 giảng viên khoa Giáo dục Mầm non tham dự tập huấn về nội dung “nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình.

Ảnh: Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non: Hoàng Thị Dinh – phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Hội Nghị và Tập huấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Hoàng Thị Dinh đã quán triệt, chỉ đạo với các giảng viên và học viên tham gia Hội nghị và tập huấn về tinh thần, thái độ làm việc để Hội nghị và lớp tập huấn đạt được hiệu quả cao nhất.
Tham dự Hội nghị và tập huấn cùng các cán bộ chuyên môn phòng, cán bộ quản lý trường mầm non, giáo viên mầm non cốt cán đến từ 16 tỉnh miền núi phía Bắc. tại hội nghị tấp huấn Giảng viên được tiếp thu, chia sẻ kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số thông qua các báo cáo tham luận; Những vấn đề chung về lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số;  Hướng dẫn lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

Kết thúc hội nghị tập huấn, các nội dung được triển khai, học tập, trao đổi thảo luận tại chương trình sẽ được các trường nghiên cứu đẻ áp dụng vào thực tiễn phù hợp hiệu quả trong thời gian tới, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục.

BÌNH LUẬN