ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN

0
41

Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Chương trình hành động của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học”. Điều này đòi hỏi cần phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.

Trình tự hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được khái quát thành 7 bước:

Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu (Selecting a problem)

Bước 2: Tổng quan tài liệu (Reviewing the literature on the problem)

 Bước 3: Thiết kế nghiên cứu (Designing the research)

Bước 4: Thu thập dữ liệu (Collecting the data)

Bước 5: Phân tích dữ liệu (Analyzing the data)

Bước 6: Tổng hợp kết quả và kết luận (Interpreting the findings and stating conclusions) Khái quát hoá các kết quả xử lý và phân tích dữ liệu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, cung cấp các kết luận và các đề xuất, kiến nghị (nếu cần thiết).

Bước 7: Báo cáo kết quả (Reporting results)

Trong 7 bước của hoạt động nghiên cứu khoa học có nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học, lựa chọn vấn đề nghiên cứu, tổng quan tài liệu, thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả. Một số công cụ như là Google Forms, Microsoft Froms,…

+ Google Forms: Dễ dàng tạo các cuộc khảo sát và biểu mẫu cho mọi người. Tạo các biểu mẫu tùy chỉnh cho cuộc khảo sát và bản câu hỏi mà không mất thêm chi phí. Thu thập mọi dữ liệu trong một bảng tính và phân tích dữ liệu ngay trong google trang tính ở thời gian thực. Tạo biểu mẫu thông minh hơn, quy tắc xác thực dữ liệu có thể đảm bảo địa chỉ email có định dạng phù hợp, ngày tháng chính xác và mọi người nhận được đúng câu hỏi dựa theo câu trả lời trước đó. Cùng nhau tạo câu hỏi và phân tích kết quả, cộng tác theo thời gian thực giúp tạo biểu mẫu nhanh hơn và cho phép phân tích các kết quả cùng một lúc mà không phải gửi nhiều phiên bản của tệp. Chia sẻ biểu mẫu bằng email, liên kết hoặc trang web cho những người cụ thể hoặc cho rất nhiều đối tượng.

+ Microsoft Forms: là một ứng dụng đơn giản và mạnh mẽ cho phép dễ dàng tạo các cuộc khảo sát, câu hỏi và cuộc thăm dò ý kiến. Với giao diện trực quan, có thể nhanh chóng thiết kế và chia sẻ Biểu mẫu với người khác, theo dõi phản hồi trong thời gian thực và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Cho dù đang tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập phản hồi của khách hàng hay kiểm tra sự tiến bộ của học sinh, Microsoft Forms đều giúp bạn dễ dàng có được thông tin chi tiết cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

Hướng dẫn các bước sử dụng Microsoft Forms để tạo hệ thống bảng khảo sát.

Bước 1: Chuẩn bị các câu hỏi và các phương án trả lời (nếu là câu hỏi lựa chọn) trên giấy hoặc trên công cụ soạn thảo văn bản.

Bước 2:

Cách 1: Đăng nhập tài khoản Office 365 trên trang https://www.office.com/, sau đó nháy vào dấu  ở góc trên bên trái (1), sau đó chọn Forms (2) (Hình bên)

Cách 2: Truy cập đường link https://forms.office.com/Pages/DesignPageV2.aspx  và đăng nhập tài khoản Office 365

Bước 3: Tạo một bảng hỏi: Nháy vào mũi tên V của nút “+ Bài kiểm tra Mới”, chọn Biểu mẫu mới.

Bước 4: Bắt đầu chỉnh sửa và tạo các câu hỏi mới cho bảng hỏi

Các dạng câu hỏi mà Microsoft Forms cung cấp:

Câu hỏi lựa chọn:

+ Câu hỏi lựa chọn chỉ chọn một câu trả lời

+ Câu hỏi lựa chọn có thể chọn nhiều câu trả lời

+ Câu hỏi lựa chọn có menu thả xuống: cho phép người dùng chọn 1 giá trị từ danh sách các câu trả lời có trước.

+ Câu hỏi có câu trả lời dạng văn bản.

Câu trả lời văn bản:

+ Câu trả lời văn bản ngắn

+ Câu trả lời văn bản dài

Câu hỏi đánh giá: lựa chọn số lượng Sao hoặc Số (ví dụ từ 1 đến 5 hoặc 10)

Câu hỏi về ngày tháng

Câu hỏi sắp xếp lại thứ tự của các câu trả lời có sẵn

Câu hỏi dạng ma trận (Likert): đưa ra ý kiến về nhiều hạng mục (hàng) trên các tiêu chí (cột).

Câu hỏi xếp hạng: Sử dụng cho câu hỏi đánh giá mức độ theo thang đo (từ 1 đến 10).

Bước 5: Chèn các thông tin hỗ trợ nội dung:

– Chèn hình ảnh hoặc video cho mỗi câu hỏi: Nhấn vào nút ảnh phía cuối mỗi câu hỏi để chọn chèn hình ảnh hoặc video.

Chèn hình ảnh:

  • Tìm kiếm hình ảnh từ Bing: tìm kiếm một hình ảnh trên internet bằng cách gõ từ khóa gợi ý vào thanh tìm kiếm Bing, nhấn nút tìm để chọn hình ảnh phù hợp và nhấn nút Thêm.
  • OneDrive: lựa chọn hình ảnh trên các thư mục lưu trữ trên OneDrive có sẵn
  • Tải lên: tải lên một hình ảnh mới từ máy tính.

Chèn video: chèn URL video trên Youtube hoặc Microsoft Stream.

  • Chèn Mideo: chèn URL video trên Youtube hoặc Chèn Mideo: chèn URL video trên Youtube hoặc Microsoft Stream.ive đã có sẵn

Bước 6: Thêm chủ đề để bảng hỏi đẹp mắt và thu hút hơn:

– Nháy vào chủ đề ở góc trên bên phải, chọn màu sắc hoặc hình nền được gợi ý.

  • Có thể tùy chỉnh chủ đề bằng cách nhần vào dấu + , tải hình nền mong muốn từ Bing, OneDrive hoặc máy tính và màu sắc phù hợp.

Bước 7: Các cài đặt nâng cao: Nhấn vào dấu … để vào các cài đặt

  • Cộng tác hoặc Sao chép: Chia sẻ link cộng tác và nhân đôi bảng hỏi.
  • Các thiết đặt khác..

        Bước 8: Chia sẻ bảng hỏi:

Nhấn vào nút “Thu thập câu trả lời” để lựa chọn các cách gửi và thu thập các phản hồi:

  • Chia sẻ đường link hoặc đường link rút gọn của bảng hỏi
  • Gửi lời mời tham gia bảng hỏi bằng email
  • Tạo mã QR Code của bảng hỏi
  • Nhúng bảng hỏi vào Website hoặc Sway

Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trường CĐSP Điện Biên phải nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng để mỗi sinh viên khi ra trường ứng dụng vào quá trình công tác của mình.

Tác giả:

Nguyễn Thị Như Na

BÌNH LUẬN