BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH THỦY ĐẬU ĐĂNG TRÊN TRANG TTĐT TRƯỜNG CĐSP ĐIỆN BIÊN

0
682

Theo thống kê trên cả nước, trong 2 tháng 1-2/2023, cả nước ghi nhận gần 3.200 ca mắc thuỷ đậu, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nói riêng đã ghi nhận có trường hợp bị mắc thuỷ đậu.

Như chúng ta đã biết, bệnh Thủy đậu là một bệnh do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster Virus gây ra và chiếm trên 90% số đối tượng chưa tiêm phòng vacxin có khả năng mắc bệnh. Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ ở nhưng nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các mụn nước, bọng nước mọc ở toàn thân rồi dần dần lan lên mặt, nếu không biết cách chăm sóc thì sẽ làm cho bệnh lây lan nhanh hơn ngoài ra còn để lại sẹo rất xấu gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Bởi vậy trong buổi tuyên truyền hôm nay cô sẽ nói rõ hơn về nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh về bệnh Thủy đậu.

Nguyên nhân

Bệnh thủy đậu do một loại vi rut mang tên Varicella Zoster Virus, thường bùng phát dịch vào mùa xuân. Bệnh rất dễ lây và thường có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, khắp người nổi mụn. Khi đã mắc thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 – 7 ngày bởi dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:

– Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

– Biểu hiện của bệnh:

+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.

+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.

+ Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.

Điều trị:

+ Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần.

+ Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanhmethylen.

+ Nên cách ly người bệnh từ 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.

+ Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh.

Phòng bệnh:

Còn về cách phòng bệnh chúng ta nên làm gì? Các em lưu ý nên tránh xa người bệnh đang bị thuỷ đậu, để tránh sự lây truyền. Vì vậy nếu chẳng may các em hay người nhà mắc bệnh thì cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.

+ Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.

Qua bài tuyên truyền hôm nay cô mong các em hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh Thuỷ Đậu. Từ đó các em biết cách tự chăm sóc và bảo vệ cho bản thân, người thân trong gia đình và những người xung quanh.

Tác giả: Lưu Giáng Hương

BÌNH LUẬN