Cách mạng 4.0, hội nhập quốc tế và yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non

0
1290

Cách mạng 4.0, hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với người giáo viên mầm non. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0. hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế đến công tác bồi dưỡng giáo viên

CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế sẽ tác động đến công tác bồi dưỡng giáo viên trên các phương diện như: mục tiêu bồi dưỡng; phương thức quản trị nhà trường; mô hình tổ chức hoạt động dạy – học trong bồi dưỡng giáo viên; vai trò và phương pháp giảng dạy của người thầy; nội dung chương trình dạy học. Cụ thể là:

Thứ nhất, về mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành học mầm non có phẩm chất, năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh; Có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tư duy phân tích và tổng hợp; xử lý thông tin đa chiều phù hợp với thực tiễn,…

Thứ hai, CMCN 4.0 đòi hỏi phải thay đổi phương thức bồi dưỡng, sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng: bồi dưỡng trực tuyến thông qua E-learning…

Thứ ba, sự thay đổi trong quản trị nhà trường bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ tư, cho dù khoa học công nghệ có phát triển hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được hoàn toàn vai trò của người thầy giáo. CMCN 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên của các trường đại học, cao đẳng.

Một số nội dung và giải pháp đổi mới bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc

Mục tiêu bồi dưỡng:

– Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

– Nâng cao năng lực nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức nhà giáo;

– Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý tại các trường mầm non.

Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, hội nhập quốc tế và cuộc CMCN 4.0:

– Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lts, quản trị nhà trường tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ trong đội ngũ giáo viên mầm non. Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý ngành học mầm non phải được bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đã được quy định. Cán bộ quản lý ngành học mầm non phải được bồi dưỡng tiếp cận với phương pháp quản lý mới, quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, quản lý theo xu thế hội nhập quốc tế với chất lượng cao, cạnh tranh mạnh.

– Bồi dưỡng để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần tự chủ tự tin trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hội nhập quốc tế và cuộc CMCN 4.0

– Bồi dưỡng những kiến thức về đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực của các cháu. Bồi dưỡng những kiến thức chung về hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế trong giáo dục và cuộc CMCN 4.0

Giải pháp thực hiện

– Đổi mới công tác quản lý: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT. Đổi mới công tác quản trị nhà trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ QL và giáo viên; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành học MN, đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD.

– Đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Nội dung: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác bồi dưỡng giáo viên MN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng; Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT.

Giải pháp: Trên cơ sở chương trình GD MN hiện hành, giáo viên và cán bộ QL ngành học MN cần phải được trang bị những kiến thức về lý luận dạy học, QLhiện đại, đặc biệt cần bồi dưỡng cho họ các kĩ năng, năng lực như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng QL sự thay đổi; Kĩ năng truyền cảm hứng; Kĩ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin; Năng lực hoạt động thực tiễn; Năng lực hoạt động đối ngoại; tính tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ… Về phương thức QL cũng nên chuyển từ việc QL giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện sang QL kết quả để nâng cao tính chủ động cho đội ngũ giáo viên trong trường, nhất là việc xây dựng và thực thi chương trình GD MN gắn với nhóm trẻ, vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi một giáo viên.

– Đổi mới phương pháp bồi dưỡng

Nội dung: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên MN theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên, phát huy tính độc lập, sáng tạo của giáo viên, giúp giáo viên nắm được cách học, cách tự học, vận dụng kiến thức vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ MN, đổi mới phương pháp bồi dưỡng gắn liền với đổi mới cách thức kiểm tra – đánh giá trong đào tạo – bồi dưỡng.

Giải pháp: Các hướng đổi mới phương pháp bồi dưỡng cụ thể:

+ Tăng cường phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học kiến tạo; dạy học theo dự án; dạy học trực tuyến E-learning…

+ Đổi mới mục tiêu bồi dưỡng của từng bài giảng, hướng công tác bồi dưỡng vào việc hình thành năng lực hoạt động, giúp giáo viên tự phát hiện và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống thực tế trong GD một cách chủ động và sáng tạo.

+ Đổi mới hoạt động học tập của giáo viên MN theo hướng giáo viên là chủ thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.

– Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng

+ Thực hiện các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với nguyên tắc và phương pháp dạy học dành cho người lớn: tăng cường tính thực hành, hoạt động tương tác, hoạt động nhóm, tổ chức seminar, tạo điều kiện để giáo viên thảo luận nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của giáo viên.

+ Tổ chức bồi dưỡng tập trung hoặc không tập trung thông qua việc giới thiệu mỗi chuyên đề thành một dự án, giáo viên MN thực hiện dưới dạng một bài thu hoạch.

Trong thời đại CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, bên cạnh việc thường xuyên bồi dưỡng các năng lực như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng GD trẻ MN…, còn đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên MN một số năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới như: năng lực xây dựng kế hoạch; năng lực tổ chức các hoạt động GD; năng lực sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ trong giao tiếp đơn giản. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên MN là một nhiệm vụ quan trọng nhằm khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, bổ sung những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi giáo viên, giúp họ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD[1]ĐT, cuộc CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế hiện nay

Tác giả: Phan Thị Lung

BÌNH LUẬN