Đề cương giới thiệu luật giáo dục năm 2019

0
1185

Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006 (thay thế Luật Giáo dục năm 1998), đã được sửa đổi, bổ sung tại các Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 25/11/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010; Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015 và Luật Phí và lệ phí được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Qua tổng kết thực tiễn thi hành, Luật Giáo dục đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức hoạt động giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, thể hiện ở những kết quả nổi bật sau:

– Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Mạng lưới trường, lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học giữ vững và nâng cao (100% các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 vào năm 2015); hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi vào năm 2017, đặt nền móng cho các cháu mầm non bước vào học tiểu học; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Chất lượng giáo dục được cải thiện[1].

[1] Kết quả đánh giá PISA năm 2012, 2015 ở cả 3 lĩnh vực: Toán, Đọc hiểu và Khoa học, học sinh Việt Nam đều đạt điểm trung bình cao hơn điểm trung bình của các nước thuộc khối OECD và thuộc nhóm 20 nước có điểm trung bình cao nhất. Trình độ ngoại ngữ, tin học của học sinh được cải thiện, một bộ phận học sinh có thể giao tiếp được tiếng Anh và sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.

Chi tiết xem tại đây:

BÌNH LUẬN