Nâng cao nhận thức trong công tác phòng cháy và chữa cháy

0
16612

Thời gian gần đây, cả nước xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt là cháy nhà dân, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, kinh doanh nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, làm chết và bị thương nhiều người. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước đã xảy ra 1.942 vụ cháy nổ, làm 64 người chết, 79 người bị thương, thiệt hại ước tính 654,94 tỷ đồng, điển hình như: Ngày 11/4/2019 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty Cổ phần Logistic Pan Pacitic, KCN Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã thiêu rụi, làm đổ sập hoàn toàn 19,500m2 nhà xưởng, ngày 12/4/2017, tại khu nhà xưởng trong ngõ 1, phố Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã xảy ra vụ cháy làm chết 08 người và thiêu rụi gần 1000m2 nhà xưởng, từ ngày 28/6/2019 đến 01/7/2019, đã xảy ra cháy rừng tại tỉnh Hà Tĩnh làm thiệt hại khoảng 65 ha rừng . . . Trên địa bàn tỉnh, trong 06 tháng đầu năm 2019, đã xảy ra 18 vụ cháy, thiệt hại ước tính khoảng 1,793 tỷ đồng và 23,927 ha thảm thực vật.

Trường học là môi trường cần bảo đảm nghiêm ngặt về vấn đề phòng cháy, chữa cháy. Với số lượng sinh viên lớn nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Nhằm tăng cường hơn nhận thức và tầm quan trọng của công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên. Đặc biệt là sinh viên tại khu Ký túc xá, Nhà trường đề nghị cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiêm chỉnh thực hiện các nội quy, quy định về công tác Phòng cháy và chữa cháy như sau:

Trước khi ra khỏi phòng làm việc, lớp học phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, tuân thủ quy định về kỹ thuật an toàn sử dụng điện;

Không câu, mắc dây điện vào giường sắt, không sử dụng ổ cắm, dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện có chất lượng kém vì dễ chạm, chập, rò rì điện gây tai nạn hoặc cháy nổ;

Đồ dùng cá nhân phải sắp xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thoát hiểm, cấp cứu khi có sự cố xảy ra;

Trên các lối đi lại, nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật;

Sinh viên phải kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện trong phòng ở, tránh rò rỉ gây mất an toàn và lãng phí;

Các hộ kinh doanh cần trang bị đầy đủ các bình PCCC và để nơi dễ nhận biết, dễ lấy để xử lý kịp thời những sự cố về chập, cháy điện;

Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas;

Không tàng trữ, sử dụng vật liệu cháy nổ trong phòng ở;

Cấm tất cả các hoạt động việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy nổ, độc hại, phóng xạ, …. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn PCCC;

Người cuối cùng rời phòng phải kiểm tra và tắt cầu dao điện, nước, hệ thống sử dụng điện nước và khóa cửa cẩn thận;

Sinh viên không đùa nghịch trang thiết bị PCCC lắp đặt tại các tòa nhà;

Các hộ dịch vụ thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp gas, dây dẫn, kiểm tra nguồn điện cẩn thận đảm bảo an toàn;

Trước khi nghỉ, các hộ dịch vụ cần khóa van bình ga, kiểm tra và tắt cầu dao điện, nước và bàn giao cho bảo vệ để đề phòng có sự cố;

Kiểm tra các bình PCCC đảm bảo trong tình trạng sử dụng bình thường và đặt tại những điểm dễ nhìn thấy, gần các thiết bị điện, bếp để khi có sự cố kịp thời dập tắt.

Nghiên cứu kỹ các tài liệu về phòng chống cháy nổ để xử lý khi xảy ra sự cố (Có đính kèm).

1. Luật phòng cháy và chữa cháy

2. 5 bước xử lý khi gặp hỏa hoạn

Tác giả: Hoàng Văn Định

BÌNH LUẬN