Quy định về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 và luật hộ tịch 2014

0
519
  1. Đặt vấn đề

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Trong những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng gia đình nhằm tạo ra nền tảng quan trọng để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Cụ thể hoá những quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về vấn đề hôn nhân và gia đình. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Hiến pháp đầu tiên ban hành ngày 9-11-1946 đã khẳng định những quyền cơ bản của công dân. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 97-SL vào ngày 22-05-1950 nhằm xoá bỏ những hủ tục trong hôn nhân, đồng thời công nhận các quyền về dân sự và hôn nhân gia đình đối với công dân Việt Nam.Để hoàn thiện hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình, Quốc hội thông qua các văn bản luật cụ thể như:Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật Hôn nhân và gia đình 1986,Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Ngày 19-06-2014, Quốc hội khoá 13 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thay thế cho tất cả các luật hôn nhân và gia đình trước đó. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 01-01-2015.

Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên là một cơ sở giáo dục công lập đóng trên địa bàn Thành Phố Điện Biên Phủ có chức năng chính đào tạo giáo viên mầm non và một số ngành học ngoài Sư phạm. Sinh viên của trường gồm nhiều dân tộc anh em với các dân tộc thiểu số đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn và vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như nạn tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bất bình đẳng giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử nam nữ,…

Để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân và gia đình, bài viết xin giới thiệu, phân tích làm rõ một số nội dung cơ bản về điều kiện kết hôn, đăng kí kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014.

  1. Nội dung
  2. Khái niệm kết hôn: Được quy định tại khoản 5 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vơ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Với quy định này chúng ta hiểu như sau:

– Kết hôn là quan hệ được xác lập giữa 2 chủ thể nam và nữ.

– Việc kết hôn phải theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

  1. Điều kiện kết hôn: Được quy định tại điều 8Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  3. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  4. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  5. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Với quy định tại điều 8 chúng ta cần hiểu rõ nội dung sau:

– Tuổi kết hôn phải đủ 20 đối với nam, đủ 18 đói với nữ, luật năm 2014 quy định khác so với luật hôn nhân gia đình năm 2000 chỉ cần nam qua tuổi 19, nữ qua tuổi 17.

– Việc kết hôn phải tự nguyện không bị ép buộc. Hiện nay có một số vùng, dân tộc tồn tại tập quán bắt vợ hoặc do cha, mẹ quyết định nếu không được sự đồng ý của hai bên nam, nữ, đặc biệt người phụ nữ bị bát làm vợ là vi phạm pháp luật có thể bị khởi tố hình sự về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Điều 157 Bộ Luật Hình sự 2015 hoặc Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện Điều 181 BộLuật Hình sự 2015

– Hai chủ thể kết hôn phái có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

-Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tínhdù họ có tổ chức đám cưới và sống chung với nhau.

  1. Các trường hợp cấm kết hôn: theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

  1. b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  2. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  3. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Với quy định trên nhằm đảm bảo:

– Bảo vệ chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

– Bảo đảm nguyên tắc một vợ, một chồng trong hôn nhân và gia đình

– Bảo đảm các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ gia đình và xã hội

– Bảo đảm sự phát triển bình thường của các thế hệ được sinh ra

  1. Đăng ký kết hôn: Điều 9Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

  1. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Với quy định này thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch mới được pháp luật bảo vệ. Nếu hai bên kết hôn tự tổ chức hoặc thực hiện các nghi thức tại nhà thờ … không theo quy định của pháp luật thì pháp luật không công nhận.

  1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

Trước đây được quy định tại điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì nay thẩm quyền đăng kí kết hôn được quy định tạiluật hộ tịch 2014 cụ thể như sau:

Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng kí kết hôn giữa 2 công dân Việt Nam đang cư trú trong nước.

 “1.Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Điều 37 Luật Hộ tịch 2014,Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

“1.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

  1. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

Ngoài ra theo quy định tại điều 3 và Điều 53Luật Hộ tịch năm 2014 . Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài

“Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

III. Kết luận

Trong những năm vừa qua nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình. Với các quy định về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn của pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lí nhằm xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyên, tiến bộ, gia đình bình đẳng, no ấm, hạnh phúc bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ban Bí thư Trung ươngĐảng (2003), Chỉ thị 32-CT/TƯ,Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật.NguồnCổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)10/2016
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Chỉ thị số 45,Về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục. Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Gíao duc (http://www.moet.gov.vn)10/2016
  3. Quốc hội khoá 13(2014) Luật hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 06 năm2014
  4. Quốc hội khoá 13(2014) Luật hộ tịch 20 tháng 11 năm 2014

Tác giả: Lê Trọng Hiếu

BÌNH LUẬN